CEO – Chìa khoá thành công là chương trình kinh tế chuyên biệt và phi lợi nhuận của VTV để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp thời kinh tế trường và hội nhập toàn cầu. Trong số phát sóng chương trình CEO 2017 – Doanh nghiệp gia đình với chủ đề “Đối tác hay tự thân” tập 21 có sự góp mặt của 3 khách mời tài năng: Chị ĐINH THỊ MAI ANH – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Trang Minh, Anh VƯƠNG CÔNG VĂN – Chủ tịch Công ty Cổ phần Quốc tế Thiên Bằng và Anh BÙI QUANG HIẾU – Giám đốc công ty Kenna Việt Nam.
Ba khách mời được được đảm nhận các vị trí khách nhau: Chị ĐINH THỊ MAI ANH trong vai Giám đốc điều hành (CEO) cùng 2 Cổ đông là Anh VƯƠNG CÔNG VĂN và Anh BÙI QUANG HIẾU tham gia tranh luận chủ đề thực tế mà rất nhiều doanh nghiệp gia đình đang gặp phải. Qua đó đưa ra những góc nhìn đa chiều, những phương hướng giải quyết thực tế từ kinh nghiệm thương trường của các CEO.



Vấn đề đặt ra đến từ một doanh nghiệp gia đình kinh doanh đa ngành (bán lẻ, bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng…) đang gặt hái thành công trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay CEO nhận thấy với quy mô các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng mở rộng và mức độ ngày càng phức tạp nên doanh nghiệp dường như đang không đủ năng lực để quản trị, điều hành và quản lý một cách bài bản và chuyên nghiệp. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, rất có thể thời gian tới sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước tình hình này, sau quá trình nghiên cứu, tìm kiếm sự tư vấn cũng như trao đổi với một số đối tác và học hỏi kinh nghiệm từ một số mô hình khác, CEO nhận thấy nên chia sẻ một số lĩnh vực và một số mảng kinh doanh cho các đối tác chiến lược có thế mạnh trong chính lĩnh vực đó để bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Các đối tác này chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài, họ không chỉ tham gia về mặt tài chính mà còn chia sẻ các phương pháp quản trị và quản lý hiện đại cùng kinh nghiệm quốc tế trong cùng lĩnh vực mà doanh nghiệp muốn chia sẻ. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện của các đối tác này đưa ra là họ muốn được tham gia điều hành hoặc chi phối các hoạt động kinh doanh mà họ chia sẻ cùng doanh nghiệp. Trước tình hình này, CEO và các cổ đông đã ngồi lại với nhau để bàn bạc giải pháp để giải quyế tình huống thực tế trên.

Cuộc tranh biện đưa ra rất nhiều các ý kiến trái chiều. Các cổ đông không đồng ý vì cho rằng: nếu để các đối tác này tham gia điều hành hoặc chi phối các hoạt động kinh doanh mà họ tham gia cùng mình sẽ dẫn đến nguy cơ có thể bị thâu tóm, thôn tính trong tương lai. Bởi các đối tác ngoại vừa có tiềm lực, vừa có kinh nghiệm hơn mình nên điều này rất dễ xảy ra. Trong trường hợp này, mảng kinh doanh mà doanh nghiệp chia sẻ với đối tác không chỉ bị mất kiểm soát mà còn có thể gây ảnh hưởng đến những mảng kinh doanh khác mà gia đình đang nắm giữ. Họ đề nghị nên tập trung vào tìm đối tác tài chính thuần túy thôi hoặc tự đầu tư hoàn thiện quản lý và thuê thêm tư vấn hỗ trợ. Như vậy vừa an toàn vừa bảo đảm giữ vững mô hình doanh nghiệp gia đình.
Anh Vương Công Văn chia sẻ thêm: Việc cho đối tác ngoại nắm quyền điều hành có thể xảy ra mẫu thuẫn bởi không đồng nhất quan điểm quản trị. Trương hợp xấu rất có thể xảy ra là nhân sự chủ chốt sẽ dứt áo ra đi, doanh nghiệp sẽ tốn công đào tạo lại.
Tuy nhiên, CEO lại cho rằng: nếu chỉ tìm kiếm các đối tác tài chính thuần túy thì chỉ giải quyết được vấn đề liên quan đến tiền bạc còn sẽ không giải quyết được vấn đề căn bản hiện nay của công ty là các vướng mắc liên quan đến quản trị, điều hành và quản lý theo hướng chuyên nghiệp để tăng hiệu quả kinh doanh. Khi chia sẻ được các mảng kinh doanh này với đối tác tức là chia sẻ rủi ro với các đối tác để họ cùng giám sát, bảo đảm quyền lợi thông qua các cơ chế quản trị tiên tiến. Còn công ty sẽ tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi của mình.
Mỗi khách mời lại đưa ra những luân điểm riêng hết sức thuyết phục, qua đó giúp khán giá và các chủ doanh nghiệp có thêm nhiều góc nhìn mới, góc nhìn đa chiều hơn cũng như phân tích được lợi ích và rủi ro khi bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nên có cái nhìn tổng thể, nghiên cứu thật kỹ thế mạnh và điểm yếu của tổ chức mình, lắng nghe ý kiến của chuyên gia trong ngành trước khi đưa ra các quyết định hợp tác mang tính sống còn của doanh nghiệp.