Nếu không may bị dằm, gai nhọn đâm vào tay, bạn chớ nên vội nặn hay rút dằm ra. Bởi vì nếu không sẽ rất dễ khiến dằm tụt sâu vào da hơn, dẫn đến khó lấy ra. Ngay bài viết sau đây, Thiên Bằng xin chia sẻ đến bạn cách chữa dằm đâm vào tay cực đơn giản và an toàn để bạn tham khảo.

Cách chữa dằm đâm vào tay an toàn và hiệu quả

1. Vệ sinh khu vực bị dằm đâm 

Nhanh chóng làm sạch khu vực bị dằm đâm bằng nước ấm và bông dịu nhẹ để rửa vùng da xung quanh chiếc dằm. Điều này sẽ tránh khỏi được nguy cơ nhiễm trùng, lây lan vi khuẩn.

Bạn cần lưu ý một điều rằng khi bị dằm đâm vào da, không cọ rửa khu vực bị dằm đâm quá mạnh bởi vì điều này chỉ khiến dằm đâm sâu hơn mà thôi. Sau khi rửa sạch, bạn hãy lau qua nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm bằng vải sạch hoặc tăm bông mềm.

2. Lấy dằm bằng nhíp

Bạn có thể khử trùng nhíp bằng cồn y tế, đây cũng là một cách chữa dằm đâm vào tay hiệu quả. Nếu trong trường hợp, dằm nằm ở dưới lớp da, bạn hãy dùng kim đã được sát trùng để rạch da, rồi lật lớp da lên. Khi phát hiện thấy đầu dằm, nhanh chóng dùng nhíp nhổ nhẹ nhàng đầu dằm theo chiều dằm đã đâm vào.

3. Sử dụng vỏ chuối để lấy dằm

Để lấy khỏi dằm ra khỏi tay, bạn hoàn toàn có thể áp dụng vỏ chuối, dùng phần bên trong để chà xát lên chỗ bị dằm đâm. Ngay sau đó hãy quấn băng lại và để qua đêm. Cách lấy dằm ra khỏi tay đơn giản dễ thực hiện.

cach-chua-dam-dam-vao-tay
Sử dụng vỏ chuối để lấy dằm

4. Cách chữa dằm đâm vào tay bằng bình thủy tinh

Chuẩn bị bình thủy tinh miệng rộng và đổ nước nóng vào. Hãy ấn mạnh vùng da bị dằm đâm vào miệng bình. Khi đó áp suất của hơi nóng trong bình sẽ kéo miếng dằm trong tay tuột ra.

5. Baking soda lấy dằm đâm vào tay

Một trong những cách chữa dằm đâm vào tay nữa mà bạn có thể tham khảo là lấy một muỗng baking soda hòa trong nước nhỏ và ngâm vùng bị dằm hai lần một ngày. Chỉ sau vài ngày áp dụng là dằm sẽ tự tuột ra ngoài.

6. Dùng dấm để lấy dằm ra khỏi tay

Nếu tay bạn chảng may bị dính dằm, hãy đổ giấm vào bát, cho vùng tay bị dằm đâm vào ngâm khoảng 15 phút. Áp dụng cách này sẽ đẩy dằm trồi lên da và bạn dễ dàng gặp ra.

7. Sử dụng băng dính để lấy dằm ra khỏi tay

Sử dụng băng dính cũng là một mẹo hay để chúng ta có thể lấy chiếc dằm mỏng manh, bạn có thể sử dụng băng dính vải, băng dính giấy hay băng dính cách điện. Bằng cách dán băng dính lên chiếc dằm, sau đó ấn mạnh xuống để băng dính dính vào dầm. 

cach-chua-dam-dam-vao-tay
Dùng băng dính để lấy dằm ra khỏi tay

Khi chúng ta thực hiện động tác này hãy ấn sao cho chiếc dằm không ẩn sâu trong da, nhưng bạn phải đảm bảo rằng không ấn lên đầu của chiếc dầm. và trong trường hợp nếu chiếc dầm đã dính vào băng dính, nhanh chóng kéo băng dính nhẹ nhàng.

Những lưu ý mà bạn cần phải biết khi bị dằm đâm tay

Cách chữa dằm đâm vào tay bằng cách nhấn xung quanh khu vực quanh vết dằm, điều này sẽ khá nguy hiểm khi dằm phá vỡ thành miếng nhỏ hơn. Cũng như khiến cho việc sơ cứu cũng khó khăn. Chính bởi vậy, điều mà bạn nên làm khi bị dằm đâm vào tay đó là hãy bình tĩnh, cố gắng thử phương pháp tốt hơn.

Hãy gặp ngay bác sĩ hỗ trợ kịp thời khi dằm nằm trong da bạn vài ngày có dấu hiệu nhiễm trùng.Đừng tự cố gắng lấy dằm ra bởi vì có thể khiến vết xước sẽ rất nguy hiểm khi chúng phát triển thành uốn ván. Bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ dằm một cách an toàn, nhanh chóng và băng bó vết thương, tránh nhiễm trùng.

cach-chua-dam-dam-vao-tay
Một số lưu ý khi bị dằm đâm tay

Mặc dù dằm đâm tay không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời khi gặp phải trường hợp như sau:

  • Vết dằm đâm bị rò rỉ mủ hoặc có máu.
  • Vết dằm ở tay có dấu hiệu đỏ sưng và bị ngứa.

Khi vết dằm không gây đau đớn, bạn cũng nên lấy dằm ra đúng cách để tránh việc bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến tay. Nếu vết dằm đâm tay quá sâu, không thể lấy ra được, đừng chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ. Với những kinh nghiệm kết hợp với thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ loại bỏ chiếc dằm để tránh nhiễm trùng.

Phòng tránh dằm đâm vào tay

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy sắm cho mình những đôi găng tay bảo hộ an toàn và chất lượng nhé.

Như vậy, Thiên Bằng đã chia sẻ cho các bạn cách chữa dằm đâm vào tay mà bạn có thể áp dụng đơn giản tại nhà mà không gây đau hay bị nhiềm trùng chỗ bị dính dằm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong khi làm việc, khuyến khích bạn nên sử dụng thêm găng tay bảo hộ để đảm bảo không bị thương trong lúc làm việc.

Liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc hoàn toàn miễn phí

  • HOTLINE: 0981.056.0660966.831.477
  • Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. (Xem bản đồ)
  • Địa chỉ chi nhánh HCM: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 – P. Bình Hưng Hòa – Q. Bình Tân – TP.HCM. (Xem bản đồ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *