Bạn đã biết làm thế nào để lấy mạt sắt trong mắt mà không gây tổn thương hay thậm chí là rách giác mạc chưa? Làm việc tại xưởng cơ khí chế tạo, xưởng hàn nếu không được trang bị kính bảo hộ thợ hàn thì rất có khả năng sẽ gặp tình trạng bị mạt sắt bắt vào mắt. Vậy điều cần làm lúc này là gì? Làm cách nào để loại bỏ được dị vật trong mắt một cách an toàn và đúng khoa học nhất?
Mạt sắt là gì?
Mạt sắt là dị vật được tạo ra trong quá trình cưa, hàn sắt, có kích thước nhỏ tương đương với bụi bình thường. Mạt sắt có độ sắc cao do được tạo ra từ kim loại, nếu bị bắn vào các bộ phận nhạy cảm của cơ thể như mắt sẽ gây nên tổn thương cực lớn. Thường thì những người thợ non kinh nghiệm, hoặc những thợ chủ quan không sử dụng các biện pháp bảo hộ sẽ rất dễ bị hiện tượng mạt sắt bay vào mắt. Mạt sắt khi bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách xử lý kịp thời và đúng đắn.
Cách lấy mạt sắt trong mắt
Khác với dị vật là bụi, mạt sắt thường khá sắc nên nếu không cẩn thận thì với cách lấy mạt sắt trong mắt bằng tay hay dụi mắt, bạn sẽ vô tình làm xước và chảy máu giác mạc, gây tổn thương nghiệm trọng cho mắt. Tuyệt đối không nên tự ý dùng tay lấy dị vật ra ngoài. Nếu mạt sắt chỉ bám trên bề mặt gạc mắt, không găm vào trong có thể nhỏ nước muối nhỏ mắt 0.9% Natri Clorid để dị vật trôi ra ngoài một cách tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các cách lấy dị vật trong mắt hoặc mẹo dân gian lấy bụi trong mắt.

Khi mạt sắt găm sâu vào giác mạc, việc tự ý xử lý tại nhà sẽ không thể hết được 100% và còn gây tổn thương giác mạc nếu không cẩn thận. Trong trường hợp này, bạn nên đến các cơ sở y tế khám và lấy dị vật dưới kính hiển vị để đảm bảo an toàn nhất, không còn để sót dị vật. Bởi tác hại khôn lường khi để xót dị vật trong giác mạc là rất lớn: mắt sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, thủng nhãn cầu hoặc sẹo xấu, ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Cần lưu ý những gì trước khi lấy mạc sắt trong mắt
Mắt là bộ phận nhạy cảm nhất trên khuôn mặt, do đó việc lấy mạc sắt cũng cần phải hết sức lưu ý cẩn trọng. Vì thế trước khi đến khám tại các cơ sở y tế bạn nên:
- Sử dụng băng gạc để băng lại vùng mắt, tránh cho việc tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn
- Không dùng móng tay để dụi mắt , chạm vào giác mạc nhiều lần
- Trước khi dùng tay tác động vào vùng mắt, cần rửa tay thật sạch sẽ, để mắt không bị nhiễm trùng hoặc bị dị ứng. Việc này bắt buộc với cả người hỗ trợ điều trị
- Không được sử dụng các vật dụng gắp như nhíp để lấy mạc sắt ra khỏi mắt.
Tổn thương giác mạc nghiêm trọng từ những thói quen xấu
Đối tượng dễ gặp phải trường hợp bị mạt sắt bắn vào mắt là thợ hàn, thợ cắt sắt và nhất là khi không đeo kính bảo vệ mắt. Anh NVK quê Nam Định, hiện đang làm thợ sắt tại địa phương cũng đã 3 lần gặp phải trường hợp trên. Do chủ quan mà không đeo kính bảo hộ cho mắt, trong quá trình cưa sắt, mạt sắt bắn vào bên mắt, mặc dù đã lấy hết hoàn toàn dị vật, nhưng do mạt sắt đâm quá sâu đã để lại sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của mắt rất nhiều.
Mặc dù biết là phải trang bị kính bảo hộ khi lao động nhưng do thói quen và sự chủ quan của bản thân, anh đã gặp phải sự cố khá đáng tiếc trong quá trình làm việc của mình. Tai nạn tưởng chừng là nhỏ những nó lại khiến mắt anh cộm, khó chịu, thường xuyên chảy nước mắt, mắt khô và yếu đi khá nhiều. Đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp tại nạn xảy ra khi làm việc mà không chú ý đến vấn đề trang bị thiết bị bảo hộ lao động. Có khá nhiều trường hợp dị vật quá lớn, không biết cách lấy mạt sắt trong mắt khoa học dẫn đến viêm loét, thủng giác mạc rất nguy hiểm.
Thienbang.com cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm bảo hộ khác tại link: https://thienbang.com
Xem thêm:
Chấn thương mắt do tai nạn lao động và cách phòng ngừa
Mẹo lấy dị vật trong mắt an toàn không xước giác mạc