Nhiễm độc Benzen là một bệnh rất nguy hiểm, được ví như một sát thủ thầm lặng. Chính bởi kể cả khi không còn tiếp xúc với nó nữa nhưng cơ thể con người vẫn phải chịu những tác hại mà nó gây ra. Vậy nhiễm độc benzen nguy hiểm như thế nào, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của bảo hộ lao động Thiên Bằng nhé.

Hậu quả khi nhiễm độc Benzen

Benzen khi nhiễm vào cơ thể con người có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy mà trên thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX đã cấm sử dụng benzen trong công nghiệp. Và ở Việt Nam việc ngăn cấm sử dụng Benzen được ngăn cấm tại số 108LB/QD.

Tiếp xúc với nồng độ thấp của Benzen và đồng đẳng trong thời gian dài có nguy cơ nhiễm độc và tổn thương hệ tạo máu.

nhiem-doc-benzen-co-hau-qua-gi

 

Nhiễm độc benzen gây tổn thương da, mắt, hệ hô hấp: Có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nặng có thể gây tử vong. Mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào nồng độ benzen bị nhiễm và thời gian tiếp xúc. Ngoài ra có thể xuất hiện các biểu hiện như: Mất trí nhớ, trầm cảm, mất tập trung, nghe kém, mất ý thức, hôn mê…Tổn thương nhiều cơ quan khác: thị giác, tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, rối loạn chức năng của cơ quan tạo máu, bệnh tăng sinh ác tính dòng bạch cầu, vô sinh.

Nhiễm độc benzen xảy ra như thế nào?

Con đường Benzen xâm nhập vào cơ thể khá đa dạng: có thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua da. Khi tiếp xúc với một lượng benzen cao trong không khí, một nửa lượng benzen hít vào sẽ đi qua niêm mạc đường hô hấp và đi vào máu. Khi bị nhiễm benzen qua đường thực phẩm, đồ uống. Hấu hết benzen sẽ đi qua niêm mạc của đường tiêu hóa và đi vào máu. Một lượng nhỏ benzen sẽ đi qua da và vào máu.

Sau khi vào máu, chuyển hóa ban đầu diễn ra ở gan qua quá trình oxy hóa tạo chất chuyển hóa chính là Phenol. Các sản phẩm khác được tạo ra gồm hydroquinone, catechol và 1, 2, 4-trihydroxybenzene. Được tiếp tục oxy hóa thành quinone hoặc semiquinone. Oxit benzen cung được chuyển hóa thông qua liên hợp glutathione để tạo thành axit S-phenylmercapturic. 

Tủy xương là cơ quan mục tiêu chính mà Benzen muốn xâm chiếm. Benzen mạn tính gây gián đoạn tăng trưởng và nhân lên của tế bào tủy xương.

Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc Benzen

Trong bất kì tình huống nguy hiểm nào, tốt nhất là hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh để tránh để lại các tổn hại.

Biện pháp kĩ thuật:

  • Trong các nhà máy sử dụng benzen làm nguyên liệu, đảm bảo hệ thống sản xuất kín. Có thiết kế hệ thống thông hút gió. Nếu nồng độ hơi benzen cao, phải có máy hút tại chỗ, tại bàn làm việc. Số người tiếp xúc phải giảm ở múc tối thiểu.
  • Kiểm tra môi trường lao động: kiểm tra định kỳ nồng độ benzen trong không khí.
  • Quy định tỷ lệ benzen trong các dung môi. Tốt nhất là loại hoàn toàn benzen ra khỏi các dung môi. Nhưng do một số lý do kỹ thuật nên thực tể không thực hiện được trong nhiều trường hợp tuỳ theo từng nước tỷ lệ benzen trong các dung môi quy định khác nhau về tỷ lệ tinh theo khối lượng hoặc theo thể tích.

Biện pháp y tế:

Tổ chức khám sức khỏe định kì cho những công nhân có tiếp xúc với benzen trong môi trường làm việc. Bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, xét nghiệm máu, tìm số lượng hầu cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, công thức hồng cầu, thời gian máu đông, tính giòn mao mạch, thời gian co cục máu đông.

Biện pháp cá nhân:

Nhiễm độc benzen

  • Ngoài các điều kiện bảo vệ kỹ thuật và y tế, tự bản thân người lao động cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Công nhân làm việc trong môi trường có Benzen phải có quần áo bảo hộ, phải giặt giũ ngay sau khi sử dụng. Quần áo đó phải để riêng với quần áo mặc thường ngày.
  • Cấm rửa tay bằng benzen hoặc các dung môi khác có chứa benzen
  • Tránh vứt lung tung hoặc sử dụng khăn lau thấm benzen
  • Cấm hút thuốc, vì có nguy cơ cháy nổ trong môi trường làm việc
  • Cấm ăn uống tại nơi làm việc, cần ăn uống đầy đủ, tránh rượu bia.
  • Cần làm xét nghiệm máu và kiểm tra bệnh định kỳ để sớm có biện pháp khắc phục
  • Phải đi khám ngay lập tức khi thấy mệt mỏi bất thường, ăn không tiêu, gầy yếu, chảy máu.

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.