Chấn thương cột sống thường xảy ra trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Nếu phát hiện chấn thương muộn có thể gây ra những biến chứng nặng. Trong bài viết này, hãy cùng bảo hộ lao động Thiên Bằng tìm hiểu những thông tin hữu ích về triệu chứng chấn thương cột sống và cách phòng tránh hiệu quả nhất.
Triệu chứng chấn thương cột sống là như thế nào?
Triệu chứng chấn thương cột sống sẽ thay đổi tùy mức độ tổn thương, vị trí và có chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống hay không. Trong đó, triệu chứng phổ biến và thường gặp đó là cơn đau đi kèm với tê bì, chức năng vận động và phản xạ xuất hiện dấu hiệu bất thường. Cụ thể như sau:
Trường hợp tổn thương mà không ảnh hưởng đến tủy sống, thì chỉ có cảm giác đau ở vùng bị tổn thương.
Tuỷ sống bị chèn ép hoặc bị ảnh hưởng sẽ gây ra tổn thương đến đốt sống cổ và thắt lưng kèm theo những triệu chứng:
+Chấn thương cột sống cổ: đau cổ, ngứa ran, khó chuyển động cổ, cảm giác yếu cơ cổ với các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung, khó thở, đau, tê, châm chích lan xuống vùng vai hoặc cánh tay.
+Chấn thương cột sống lưng: rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác, yếu hoặc liệt hai chi dưới.

Biến chứng của chấn thương cột sống gây ra
Theo thống kê, trong tất cả các chấn thương thì chấn thương cột sống chiếm khoảng 4-6%. Đây là một loại chấn thương thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, tai nạn lao động,… Nếu gặp phải tai nạn này, cần phải được xử lý đúng cách để không gây nên biến chứng nguy hiểm:
- Nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng hô hấp
- Loét chèn ép: hoại tử da do tì đè
- Viêm tắc tĩnh mạch chi, co cứng chi
- Mất vận động
Chấn thương cột sống nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ để lại di chứng. Nhưng đối với các trường hợp tổn thương nặng, nguy cơ để lại di chứng là rất cao. Một số các di chứng của chấn thương cột sống thường gặp như: liệt tứ chi hay liệt hai chi dưới.

Phòng ngừa chấn thương cột sống trong sinh hoạt và công việc
Chấn thương cột sống thường gặp trong lao động, sinh hoạt hàng ngày, trong đó tai nạn lao động chiếm khoảng 20% và nguyên nhân chủ yếu do té ngã từ trên cao và để lại di chứng nặng nề. Và bệnh nhân thường tốn kém chi phí cho điều trị, mất nhiều thời gian để phục hồi chức năng và chăm sóc. Hơn nữa, người bị tai nạn có thể mất khả năng lao động. Để phòng ngừa chấn thương cột sống trong sinh hoạt và công việc, bạn phải lưu ý một số vấn đề:
– Trong sinh hoạt hàng ngày, chú ý hãy giữ cột sống ở tư thế đúng. Bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất giúp cột sống thêm khỏe mạnh như glucosamine, canxi… Bên cạnh đó, thường xuyên định kỳ để kiểm tra tình trạng cột sống, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
– Đối với những người làm việc trên cao, người lao động phải sử dụng dây đai an toàn. Đây là một dụng cụ bảo hộ lao động giúp bảo vệ cho người lao động khi làm việc trên cao để hạn chế tai nạn lao động xảy ra, cũng như yên tâm làm việc để năng suất đạt hiệu quả cao nhất. Dây đai an toàn thường được kỹ sư, công nhân, kỹ thuật viên, nhân viên cứu hộ, … sử dụng khi làm việc ở công trình ở xây dựng, công trình đô thị, sửa chữa dây điện, cáp quang, cứu hộ khi xảy ra tai nạn. Dây giúp cân đối toàn thân, tranh thương vong khi làm việc ở trên cao giúp cho người lao động làm việc ở trên cao trong 1 khoảng thời gian dài được an toàn tuyệt đối.

Với những thông tin trên đây, giúp bạn nắm rõ được triệu chứng chấn thương cột sống và các cách phòng ngừa hiệu quả. Mong rằng đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp ngăn ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả. Thiên Bằng chúc các bạn nhiều sức khỏe.
Xem thêm:
Nứt xương chân bao lâu thì lành? Nguyên nhân và hướng điều trị