Cách mà giày bảo hộ lao động bảo vệ chân bạn

 

Giày bảo hộ được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng bảo vệ và hỗ trợ đôi chân của người sử dụng trong các môi trường làm việc khắc nghiệt.

Dưới đây là phân tích chi tiết về cấu tạo của giày bảo hộ và công dụng của từng bộ phận:

1. Mũi giày bảo hộ (Toe Cap)

− Được làm bằng chất liệu thép cứng, composite hoặc nhôm

− Giúp chịu được va đập lớn từ các phía bảo vệ ngón chân tốt. đồng thời mũi giày composite nhẹ cứng cáp và không dẫn điện hiệu quả.

53939516029 414e2ed4dd o

2. Đế giày bảo hộ (Outsole)

− Được làm bằng chất liệu cao su, polyurethane hoặc nitrile theo tiêu chuẩn  SRC/HRO/ESD, Shock Absorption có công dụng giúp chống đâm xuyên, chống trơn trượt, chống hóa chất…

Giay bao ho lao dong Takumi 1

− Phần đề được làm dày dặn từ 2 hoặc nhiều lớp mât độ density khác nhau nên vừa giảm sốc tạo êm ái khi di chuyển nhưng chắc chắn khó đâm xuyên, hóa chất axit không thẩm thấu qua đồng thời thiết kế rãnh đế giúp tăng ma sát, giảm trơn trượt hiệu quả.

3. Lớp chống đâm xuyên (Midsole) 

− Với chất liệu là thép hoặc composite là lớp lá chắn an toàn cho bàn chân người lao động.

− Công dụng: Lớp chống đâm xuyên nằm giữa đế ngoài và lót giày, bảo vệ bàn chân khỏi các vật nhọn như đinh hoặc mảnh kim loại có thể xuyên qua đế giày.

53939436998 b9788a2bb4 o

4. Lót giày (Insole)

Phần lót giày phổ biến làm từ EVA (Ethylene Vinyl Acetate) hoặc caosu latex

Công dụng: Lót giày cung cấp độ êm ái, giảm sốc và hỗ trợ cấu trúc bàn chân, giúp giảm áp lực khi đứng hoặc đi lại trong thời gian dài. Nó cũng giúp hấp thụ mồ hôi, giữ cho chân khô ráo.

5. Mặt trong giày (Lining)

Thường được làm các chất liệu mesh, nylon, cambrella, cosmo, coolmax

Mặt trong giày được thiết kế thoáng khí , thấm hút mồ hôi tốt nên tạo cảm giác thông thoáng và êm ái khi di chuyển thời gian lâu.

6. Ngoài ra một số bộ phận khác giày

6.1 Dây giày

Giày dây rất phổ biến hiện nay bao gồm loại dây tròn hoặc dây dẹt giúp buộc chắt cố định giày không bị lỏng hoặc rơi tuột trong quá trình đeo di chuyển làm việc.

giay bao ho takumi

6.2 Lưỡi giày

Là bô phận tiếp xúc với mu bàn chân người sử dụng. Đa số lưỡi gà có chất liệu giống với phần thân giày từ da/vải aldo…

6.3 Cổ giày

Là bộ phận giúp tạo cảm giác chật, rộng hoặc cấn cổ có thể điều chỉnh kích thước đôi giày phù hợp

6.4 Gót giày

Có tác dụng bảo vệ gót chân, đồng thời định hình gót giày giúp giày có form đẹp hơn.

Tầm quan trọng giày bảo hộ đạt chuẩn ISO

Mọi người đã từng nghe đến chuẩn ISO những chắc hẳn không nhiều người hiểu rõ và chú ý đến nó phải không? ISO là từ viết tắt của: International Standards Organization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế).

Đây là mộ tiêu chuẩn toàn cầu giúp đánh giá tổng quan một đôi giày có đạt tiêu chuẩn không. Mỗi ngành nghề sẽ có những tiêu chuẩn, quy định riêng về đồ bảo hộ lao động.

Nên các thương hiệu giày bảo hộ bắt buộc phải sản xuất và tuân theo những quy định tiêu chuẩn để sản xuất ra giày chất lượng mang đến sự an toàn cho người lao động. Đồng thời giày bảo hộ đạt chuẩn chất lượng sẽ bền đẹp không nhanh hỏng như giày fake nên cũng an tâm làm việc và tiết kiệm chi phí mua mới thường xuyên.

Bài viết trên là những chia sẻ của Bảo hộ lao động Thiên Bằng về ” Cách mà giày bảo hộ bảo vệ đôi chân của bạn.

Để có thể mua giày bảo hộ đạt chuẩn ISO thì liên hệ ngay công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng qua HOTLINE: 0961.203.270 –  0966.831.477

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *