Bảo hộ là gì?

Bảo hộ theo nghĩa rộng ( Từ wikipedia ) tức: luật quốc tế là một thể thức chính trị khi một vùng lãnh thổ được một quốc gia khác cam kết bảo vệ về mặt ngoại giao hoặc quốc phòng. Ngược lại, nước bị bảo hộ phải chịu một số ràng buộc tùy theo thỏa thuận. Nước bị bảo hộ theo danh nghĩa thì vẫn toàn vẹn chủ quyền, nhưng trong thực tế, đối với bảo hộ kiểu chủ nghĩa thực dân thì hầu hết đã bị biến thành chính phủ bù nhìn, phải tuân theo mọi mệnh lệnh của nước bảo hộ. “Bảo hộ” lúc này chỉ là cách nói ngụy trang cho việc xâm chiếm nước khác làm thuộc địa.

  • Bảo hộ theo nghĩa hẹp: Bảo vệ để không bị tổn thất về bất cứ điều gì…
  • Bảo vệ: An toàn tác động, chống lại sự hủy hoại xâm phạm để giữ chủ thể được nguyên vẹn ban đầu khi sự cố. Gìn giữ khỏi hư hỏng…
  • Bảo mật: An toàn thông tin, trước những hệ thống phá hủy, giữ vững tài nguyên, tài sản nội dung trừu tượng…

nganh-bao-ho-lao-dong

Khái niệm bảo hộ lao động

  • Là tổng hợp tất cả các biện pháp pháp lý, tổ chức, kỹ thuật, bảo vệ,…nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động trong quá trình làm việc.
  • Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động).
  • Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất
  • Đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động.

Mục đích bảo hộ lao động

  • Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.   
  • Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
  • Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động.

quy dinh trang bi do bao ho lao dong

Các chế độ bảo hộ lao động của người lao động

1. Các phương tiện bảo hộ cá nhân trong lao động

  • Người sử dụng lao động cần trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động để sử dụng trong quá trình làm việc.
  • Người sử dụng lao động cần triển khai các biện pháp công nghệ, thi công, kỹ thuật, và thiết bị để giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.

* Lưu ý: Khi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, chủ lao động phải tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo phương tiện đúng loại, đúng mục đích sử dụng, số lượng đầy đủ, và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Không được phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, không yêu cầu người lao động tự mua hoặc thu tiền của họ để mua các phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • Cung cấp hướng dẫn và giám sát việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động.
  • Thực hiện các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, và khử xạ cho phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng, đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ nhiễm độc, nhiễm trùng, hoặc nhiễm xạ.

2. Ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

  • Công việc, nghề nghiệp có mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại dựa trên đặc điểm và điều kiện làm việc riêng biệt của từng loại công việc.
  • Các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, sẽ được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Y tế và căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại lao động.
  • Người lao động phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và các biện pháp chăm sóc sức khỏe đối với những người lao động làm việc trong các nghề và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,…

3. Bồi dưỡng bằng hiện vật

Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại sẽ được cấp bồi dưỡng dưới dạng hiện vật từ phía người sử dụng lao động. Việc cấp bồi dưỡng bằng hiện vật phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tăng cường khả năng đề kháng và hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể
  • Đảm bảo sự tiện lợi, an toàn, và vệ sinh của thực phẩm

4. Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

  • Cần phải khám sức khoẻ 1 năm/ lần cho người lao động
  • Có hỗ trợ chi phí khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Thời gian làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

  • Chủ lao động cần đảm bảo rằng thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố nguy hiểm hoặc có hại phải nằm trong các giới hạn an toàn được quy định bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định pháp luật liên quan.
  • Đối với những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thời gian làm việc phải được thực hiện theo các quy định trong pháp luật lao động hiện hành.

6. Chăm sóc và phục hồi sức khoẻ

  • Chủ lao động nên tổ chức các chương trình chăm sóc sức khỏe và phục hồi cho những người lao động làm việc trong các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Cũng như cho những người có sức khỏe yếu hoặc làm việc trong các nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

7. Quản lý sức khoẻ của người lao động

  • Dựa trên các tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù cho từng loại công việc và kết quả kiểm tra sức khỏe để phân công công việc phù hợp cho từng người lao động.
  • Duy trì và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ về bệnh nghề nghiệp, và cung cấp thông tin kết quả khám sức khỏe cho người lao động. 

> Các chế độ này được tham khảo từ nguồn tin uy tín tại thuvienphapluat.vn, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin.


Địa chỉ mua đồ bảo hộ lao động

Bạn đang muốn mua cho mình những sản phẩm đồ bảo hộ lao động chất lượng, uy tín? Bạn đang không biết lựa chọn địa chỉ mua nào để gửi gắm niềm tin?

Vậy tại sao bạn không mua tại Bảo hộ lao động Thiên Bằng với hơn 13 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối các sản phẩm về bảo hộ lao động. Với cam kết:

  • Đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm
  • Chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất 
  • Đổi trả 1/1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất
  • Mua càng nhiều giá càng tốt

Liên hệ ngay để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc hoàn toàn miễn phí

  • Hà Nội: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. 
  • HCM: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 – P. Bình Hưng Hòa – Q. Bình Tân – TP.HCM.
  • Website: www.ThienBang.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *