Công trường xây dựng nơi luôn có nhiều người, máy móc và trang thiết bị và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Trong bài viết này, bảo hộ lao động Thiên Bằng xin liệt kê 5 yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc bạn cần lưu ý.
Yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc là gì?
Quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đưa ra đinh nghĩa về yếu tố nguy hiểm ở nơi làm việc như sau:
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây thiếu an toàn lao động có thể làm thương tích hoặc gây nguy hiểm tính mạng người trong khi làm việc.
- Căn cứ theo điểm 5 Khoản 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định yếu tố có nguy hiểm ở nơi làm việc quy định rõ:
- Yếu tố có nguy hiểm là yếu tố gây thương tích hoặc làm tổn hại cơ thể người trong quá trình làm việc.
Gợi ý 5 yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc bạn cần chú ý
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đưa ra 5 yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc bạn cần lưu ý:
1. Tai nạn do ngã
Trong số các tử vong tại công trường xây dựng thì tai nạn do ngã chiếm phần lớn.
Nguyên nhân có thể gồm:
- Do dàn giáp lắp không chính xác
- Lỗ hổng trên sàn nhà.
- Vách tường hở.
- Các thanh sắt thép xiên vào người.
Đây chính là những rủi ro thường gặp và phổ biến tại công trường.
Thực tế, việc lắp ráp giàn giáo không được kiểm tra và giám sát chặt chẽ dẫn đến những tai nạn vô cùng thương tâm.
Biện pháp phòng tránh: luôn luôn tuân thủ sử dụng dây an toàn lao động khi làm việc trên cao
2. Tai nạn do vật rơi
Tại các công trình xây dựng, thiết bị nặng và công cụ dễ rơi từ trên cao và mũ bảo hộ đôi khi có thể phát huy tác dụng bảo vệ người lao động.
Ở những công trình xây dựng nếu không được rào chắn cẩn thận và được kiểm tra thường xuyên có thể khiến vật rơi từ cần cẩu rơi xuống, gây thương tích hoặc gây chết người.
3. Tai nạn do hào, rãnh
Ở nhiều khu vực thi công công trình xây dựng, việc sập hào, hầm thường xuyên xảy ra.
Hoặc vật liệu được đắp thêm gần với miệng hào thì vật liệu có thể rơi và gây thương tích nặng nề.
Đối với công nhân xây dựng làm việc trên công trường có hào, rãnh luôn gặp nguy cơ rủi ro cao hơn so với khu vực khác.
4. Tai nạn do giật điện
- Trường hợp đường dây cao thế đặt ngầm dưới đất hoặc trên cao dễ gây tử vong cho công nhân.
- Ngoài ra, nếu dây dẫn hỏng hoặc thiết bị điện sử dụng hỏng có thể gây chấn thương do bị điện giật.
Ngành điện là một trong những ngành thường xuyên xảy ra tai nạn.
Ở ngành này những bộ đồng phục kỹ thuật điện luôn luôn phải được sử dụng để đảm bảo an toàn khi làm việc.
Biện pháp phòng tránh: Chống tĩnh điện mọi bề mặt tiếp xúc như tay, chân… là điều tối cần thiết
5. Tai nạn do hóa chất
Rất nhiều hoá chất nguy hiểm xuất hiện ở công trường xây dựng.
Chính vì thế mà việc phơi nhiễm các loại hoá chất này có thể gây thương tích nếu như chẳng may hít phải hóa chất độc hại.
Thậm chí đây cũng là nguyên nhân gây ra các vụ cháy nổ trên các công trường xây dựng.
Biện pháp phòng tránh: Đồ bảo hộ chống hóa chất là điều bắt buộc
Tổng kết: hạn chế tai nạn lao động bất kể khi nào làm việc
Phòng tránh và đảm bảo những sự cố tai nạn lao động không xảy ra, rồi mới tìm cách giải quyết và khắc phục.
Cũng như để nâng cao hoạt động an toàn lao động, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, cả nhà thầu, những người sử dụng lao động, người lao động và công nhân phải chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Sử dụng mũ bảo hộ lao động, có quai cài chắc chắn
- Trang phục bảo hộ lao động, có đai phản quang trong suốt quá trình làm việc.
- Mang giày bảo hộ lao động chống đinh đúng với kích cỡ chân của mình, không được đạp gót.
- Trang bị găng tay bảo hộ cách điện
- Trang bị kiến thức và hiểu rõ về biển báo quy định tại mỗi công trình
Kết luận: Trên đây 5 yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc trong ngành bảo hộ lao động mà Thiên Bằng lưu ý giúp bạn đảm bảo an toàn trong lao động.
Coppy right: thienbang.com