16 lỗi tai nạn lao động thường gặp trên công trường xây dựng

16-moi-nguy-hiem-thuong-gap-tai-cac-cong-truong-xay-dung
16 mối nguy hiểm thường gặp tại các công trường xây dựng

Rất nhiều tai nạn lao động xảy ra ở công trường xây dựng. Các công nhân thường xuyên làm việc dưới những rầm thép khổng lồ, thậm chí lơ lửng trên không.

Tai nạn gây thương vong nhiều nhất ở công trường xây dựng là rơi từ trên cao.

Ngoài ra, cháy nổ, giật điện, tiếng ồn, độ cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng quá sáng hoặc quá tối, khói bụi, amiang… cũng là những nguồn nguy hiểm cho các công nhân xây dựng. Dưới đây là một số bước chuẩn bị cơ bản khi bước vào công trường xây dựng.

Những điều cần chuẩn bị khi vào công trường

Sức khỏe

đồ bảo hộ lao động

  • Công trường xây dựng là nơi làm việc nguy hiểm và vất vả, dễ xảy ra tai nạn lao động.
  • Để được vào làm việc tại công trường, người lao động bắt buộc phải trải qua nhiều đợt khám sức khỏe.
  • Thế nhưng, do chủ quan, nhiều người lao động đã mua giấy khám sức khỏe giả, thậm chí chống đối để không phải kiểm tra.
  • Điều này cực kì nguy hiểm đối với bản thân công nhân nói riêng, cũng như toàn bộ lao động nói chung.
  • Đôi khi, chỉ chút lơ là của bản thân đã gây nguy hại cho cả một tập thể.

Kiến thức

  • Trang bị kiến thức là yêu cầu của mỗi ngành nghề mỗi khi làm việc.
  • Cần trrang bị kiến thức khi bước vào công trường xây dựng không chỉ giúp mỗi công nhân làm việc hiệu quả hơn mà còn giúp họ giảm thiểu tối đa rủi ro trong lao động.
  • Trong đó, việc trang bị kiến thức về bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn về an toàn lao động là bức thiết hơn cả.

Bảo vệ thân thể (Quần áo bảo hộ)

quan ao tinba 12

  Trang bị quần áo bảo hộ là bước chuẩn bị không thể thiếu khi bước vào công trường lao động

Trang bị bảo vệ đầu

mu-han-quoc-sseda

  • Tất cả các công cụ và thiết bị nặng có thể rơi từ trên cao hoặc vật sắc nhọn, treo lơ lửng có mặt khắp nơi trên công trường xây dựng.
  • Một chiếc bulông hay một dụng cụ nhỏ nếu rơi từ độ cao 10m đến 20m đều có thể gây ra chấn thương rất nặng thậm chí tử vong nếu công nhân không được trang bị bảo hộ bảo vệ.
  • Trong những trường hợp này, mũ bảo hộ có thể bảo vệ đầu một cách hữu hiệu. Thế nên, khi bước vào công trường xây dựng, cần chuẩn bị và đội mũ bảo hộ ở bất cứ nơi nào trên công trường, đặc biệt tại những khu vực đang có thi công trên cao.

Trang bị bảo vệ mắt

kinh-bao-ho-lao-dong
Kinh bảo hộ lao động

Mắt là “cửa sổ tâm hồn”, là bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể. Tuy nhiên, mắt là bộ phận dễ bị tổn thương cho mỗi người khi làm việc trong công trường xây dựng. Nhiều chấn thương mắt sinh ra trong môi trường xây dựng do những vật liệu bắn phải hoặc do bức xạ, như làm một số công việc sau:

  • Hàn và cắt kim loại
  • Chặt hay cắt đứt bu lông và đinh tán nguội.
  • Mài khô các bề mặt bằng máy mài điện.
  • Đập phá, cắt, khoan, đẽo hoặc lát đá, bê tông và xây gạch bằng tay hay bằng các công cụ bằng tay.
  • Bào hoặc đẽo những bề mặt được sơn hay bị ăn mòn.

>> Xem thêm: Kính bảo hộ

Trong một số quá trình công nghiệp cũng có một số mối nguy hiểm như những loại chất lỏng nóng hoặc có tính ăn mòn bị đổ tràn, rò rỉ hay bắn tóe.

Bảo hộ lao động bảo vệ tay

gang tay cham hat

  • Làm việc trong công trường xây dựng không chỉ khiến đôi tay trở nên khô ráp và làn da đen sạm mà còn khiến chúng bị tổn thương.
  • Tay là bộ phận rất dễ bị chấn thương, và cũng là bộ phận chịu nhiều chấn thương nhất trên cơ thể trong các tai nạn về xây dựng. Rách, trầy da, gẫy tay, sai khớp, cụt tay,… là những tai nạn vẫn hay xảy ra.
  • Những tai nạn này hầu hết có thể phòng tránh bằng cách sử dụng những thiết bị và kỹ thuật lao động chân tay tốt, dùng trang bị bảo hộ tay phù hợp như găng tay hay bao tay dài.

>> Xem thêm: Găng tay bảo hộ

Những công việc nguy hiểm phổ biến nhất cần sử dụng đến trang bị bảo vệ tay là:

  • Làm các công việc về điện trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh.
  • Những công việc có tiếp xúc với những bề mặt thô, sắc hoặc lởm chởm.
  • Tiếp xúc với các chất độc, ăn mòn, nóng, chất bắn tóe như nhựa rải đường bitum, nhựa cây.
  • Khi làm việc với các máy rung như máy khoan khí nén mang trang bị tay có phương pháp triệt rung.

Bảo hộ lao động bảo vệ chân

giay-bao-ho-cong-truong

  • Chấn thương vùng chân thường gặp phải là do dẫm phải đinh chưa được đập bằng xuống hay nhổ đi hoặc do vật liệu rơi vào chân.
  • Cả hai loại chấn thương này đều có thể hạn chế và giảm thiểu xuống mức thấp nhất nếu người lao động sử dụng giày an toàn và ủng bảo hộ chân.
  • Kiểu giày an toàn hay ủng bảo hộ được sử dụng tùy thuộc vào bản chất công việc (chẳng hạn sự có mặt của mạch nước ngầm trên công trường), tuy nhiên, mọi loại giày an toàn , ủng bảo hộ nên có đế chống thủng và ở mũi có tấm lót bằng sắt.

>> Xem thêm: Giày bảo hộ

Dây an toàn – Bảo hộ trên cao

  • Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn chết người xảy ra trong xây dựng là do ngã cao.
  • Khi công việc không thể tiến hành trên giàn giáo hay thang dẫn, hoặc trên xe có sàn công tác lên xuống được thì mang trang bị bảo hộ là cách duy nhất để tránh thương vong.

day-an-toan-trang-bi-can-thiet-cho-nguoi-cong-nhan

Kết luận:

Pháp luật đã quy định rất rõ các trường hợp bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị bảo hộ. Khi phải làm việc trên cao, công nhân phải sử dụng đai lưng an toàn và quần áo bảo hộ. Cùng với đó, nên sử dụng cả một bộ trang bị an toàn đầy đủ hơn là chỉ có một đai lưng an toàn.

Đó là một số trang bị cơ bản cho người lao động khi bước vào một công trường xây dựng đảm bảo an toàn nhất!

Chi tiết toàn bộ sản phẩm phải có trong công trường: https://thienbang.com/thiet-bi-bao-ho-lao-dong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *